Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Cơ hội “vàng” cho xuất khẩu giày da nam Việt Nam

Ngày 25.7 tới, tại Malaysia, phiên đàm phán thứ 18 của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) sẽ kết thúc. Diễn biến cho thấy phiên đàm phán là cơ hội vàng cho xuất khẩu giày da nam VN.
Có 12 nước hiện đang đàm phán vào TPP, gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Mỹ, Australia, Peru, Malaysia, Canada, Mexico, Nhật Bản và VN. Ngành da-giày VN là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế, trong việc đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu (XK) và tính cạnh tranh. 
Năm 2012, với kim ngạch XK toàn ngành đạt trên 8,76 tỉ USD; riêng thị trường Mỹ chiếm trên 2,2 tỉ USD. Hiện ngành da-giày VN có hơn 500 DN, đóng góp 7-8% kim ngạch XK cả nước và tạo việc làm cho hơn 600.000 người và hơn 500.000 người trong các ngành công nghiệp phụ trợ. XK da-giày VN đã tạo ấn tượng lớn trong bối cảnh Mỹ vẫn áp mức thuế cao 37,5% trên giá hàng, cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Châu Á khác. 
Đàm phán TPP sẽ giảm dần và tiến tới bãi bỏ hoàn toàn mức thuế mà Mỹ đánh vào các hàng hóa theo diện mien-giảm thuế của VN và các quốc gia tham gia TPP khác (ngoài thuế nhập khẩu 0%, có 90 dòng thuế khác trong các nước TPP cũng bằng 0%). Đàm phán sẽ mang lại cho các mặt hàng da-giày theo diện được miễn thuế của VN - một lợi thế cạnh tranh lớn so với da-giày từ Trung Quốc và các nước khác. 
Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Giày da VN (Lefaso) - cho biết: “Mỹ sẽ là tầm ngắm chính, khi VN tham gia vào cuộc đàm phán này; vì VN đã có các hiệp định thương mại đơn phương hoặc đa phương với phần lớn các nước còn lại. Riêng với ngành da-giày, túi xách VN, cơ hội được đánh giá sẽ lớn hơn một số ngành khác như dệt-may chẳng hạn. Lý do chính là việc đề ra tiêu chí cho xuất xứ sản phẩm để hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GPS). Đối với sản phẩm dệt-may, Mỹ đang đưa ra yêu cầu là phải có sử dụng bông sản xuất từ Mỹ hoặc từ chính nước XK. Nhưng sản phẩm da-giày, túi xách sẽ dễ chịu hơn, vì Mỹ không sản xuất nguyên liệu cũng như thành phẩm của ngành này”. 
Thị trường Mỹ với tổng giá trị GDP đứng đầu thế giới (15.600 tỉ USD), là nơi tiêu thụ giày dép với mãi lực... khổng lồ. Năm 2012, Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ 1,91 tỉ đôi, chiếm 71,7% thị trường. VN đứng thứ hai- sau Trung Quốc- với sản lượng xuất khẩu vào Mỹ 191,1 triệu đôi, chiếm 10% thị phần nước Mỹ.
Theo ông Lê Xuân Dương - GĐ Trung tâm hỗ trợ XK (thuộc Cục XTTM - Bộ Công Thương): “Một khi tham gia TPP, hàng da-giày VN sẽ hưởng rất nhiều lợi thế để cạnh tranh với hàng Trung Quốc (vì còn chịu thuế). Theo đó, các hãng giày lớn của Mỹ và Châu Âu sẽ di dời gia công, sản xuất từ Trung Quốc sang VN, nhằm hưởng lợi thế TPP. Điều này sẽ mang lại cơ hội “vàng ròng” cho ngành giày nam VN khi có nhiều đơn đặt hàng, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động v.v...”. 
Trong khi đó, theo ông Hà Duy Hưng - Chủ tịch Hội Da-Giày TPHCM: “TPP thật sự mở ra một cơ hội “vàng” cho ngành da-giày, túi xách VN xuất vào Mỹ, với mức thuế nhập khẩu thấp hơn hiện nay. So với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, TPP được xem có một bước phát triển mới về chất lượng cam kết và đặt ra nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ...”.
Chưa hết, theo phân tích của nhiều chuyên gia, đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi như VN, tham gia TPP còn là cơ hội “vàng” để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước, minh bạch đầu tư công và hướng tới phát triển bền vững.

1 nhận xét: